KIỂM ĐỊNH ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT

Kiểm định đồng hồ áp suất là phương thức đang được nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm. Việc kiểm định đồng hồ áp suất giúp đánh giá, xác định độ phù hợp, thích ứng của thiết bị đo có đạt chất lượng hay không.

Dưới đây là bài viết của chúng tôi với hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về mục đích cũng như quy trình của kiểm định đồng hồ áp suất. 

KIỂM ĐỊNH ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT

Đồng hồ đo áp suất hay còn gọi là áp kế. Đây là thiết bị đo lường áp suất, chúng được sử dụng để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

1. Kiểm Định Đồng Hồ Áp Suất Là Gì?

Khái niệm kiểm định và hiệu chuẩn

Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau kiểm định và hiệu chuẩn.

Kiểm định đồng hồ áp suất là khi mua thiết bị đo áp suất về thì trước khi lắp đặt chúng ta cần đem đi kiểm định. Nhằm đảm bảo những thông số của đồng hồ đo đúng với yêu cầu.

Hiệu chuẩn đồng hồ áp suất là chỉnh sửa lại độ chính xác của đồng hồ. Bởi sau 1 thời gian hoạt động đồng hồ bị tăng độ sai số. Nên hiệu chuẩn nói cách khách chính là tân trang lại đồng hồ nhằm giúp chúng đạt đúng độ chính xác như ban đầu.

Kiểm định đồng hồ áp suất

2. Tại Sao Cần Kiểm Định Đồng Hồ Áp Suất?

Lợi ích của việc kiểm định đồng hồ áp suất bao gồm:

  • Kịp thời phát hiện những hỏng hóc, sai lệch để có những biện pháp khắc phục kịp thời. Nhằm đảm bảo tính hiệu quả và năng suất trong quá trình hoạt động
  • Hạn chế và đề phòng một số rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.
  • Đảm bảo độ chính xác của phương tiện đo lường.
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật theo Luật đo lường năm 2011.

3. Khi Nào Cần Kiểm Định

Kiểm định đồng hồ đo áp suất thuộc danh mục quy định phải kiểm định trước khi lắp và sử dụng. Và định kỳ hàng năm phải kiểm định lại thiết bị theo Luật đo lường năm 2011.

  • Kiểm định lần đầu: cấp chứng nhận cho thiết bị đo trước khi đưa vào sử dụng trên thiết bị (mặc dù trước đó thiết bị đã được kiểm định tại nước ngoài).
  • Kiểm định định kỳ: theo một lần mỗi năm theo luật đo lường Việt nam hiện hành nhằm đánh giá tính nguyên vẹn và đảm bảo cấp chính xác để thiết bị có thể làm việc tiếp.
  • Kiểm định bất thường: sau khi sửa chữa hay bảo trì định kỳ.

4. Quy Trình Kiểm Định Đồng Hồ Áp Suất

Kiểm định đồng hồ áp suất được thực hiện theo đúng quy trình, tiêu chuẩn đề ra của các cơ quan chức năng, đảm bảo bao gồm các bước:

Bước 1:

Đặt đồng hồ áp suất trong phòng kiểm định với thời gian từ 6 tiếng trở lên để áp kế đạt nhiệt độ môi trường tương thích, phù hợp với nhiệt độ quy định.

Bước 2:

Kiểm tra và cân bằng mức độ chất lỏng có trong áp kế và các bộ phận tạo áp suất. Bước này nhằm tác dụng đẩy toàn bộ bọt khí ra ngoài, tạo áp suất giúp quá trình kiểm định trở nên đơn giản và chính xác hơn. Đồng thời, nó có tác dụng vệ sinh các mối nối.

Bước 3:

Lắp áp kế vào vị trí quy định để tiến hành kiểm định trong đó, phương quy định không được vượt mức giới hạn là 5.

Bước 4:

Kiểm tra bên ngoài, kiểm tra bên trong, kiểm tra toàn bộ các chi tiết kỹ thuật, lưu ý kiểm tra độ chính xác, đúng đắn khi đo đồng hồ áp suất.

Bước 5:

Đưa ra kết quả kiểm định:

– Sau khi kiểm định đưa ra kết quả chính xác về quá trình kiểm định.

– Dán tem kiểm định, cấp giấy chứng nhận nếu đạt tiêu chuẩn kiểm định áp kế.

5. Chi Phí Kiểm Định Đồng Hồ Áp Suất

Giá kiểm định đồng hồ áp suất phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Thang đo áp kế cần kiểm định
  • Số lượng áp kế
  • Địa điểm kiểm định áp kế: Thực hiện công tác kiểm định áp kế tại đơn vị sử dụng hay tại đơn vị kiểm định.

Trên đây là toàn bộ thông tin về kiểm định đồng hồ áp suất. Quý khách hàng có nhu cầu quan tâm đến dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ miễn phí, chi tiết và nhanh chóng nhất!