KIỂM ĐỊNH – HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG

Tại Việt Nam cùng với sự phát triển về kinh tế, các phương tiện, thiết bị đo lường và các ứng dụng của nó ngày càng được nhiều đơn vị sản xuất và kinh doanh sử dụng bởi độ chính xác cao, hiệu quả và khả năng ứng dụng linh hoạt trong mọi lĩnh vực.

Để bảo đảm cho việc đo lường khối lượng các nguyên vật liệu, sản phẩm, xe ô tô,… một cách chính xác, ổn định thì việc định kỳ hiệu chuẩnkiểm định các phương tiện, thiết bị đo lường là bắt buộc theo quy định của Tổng Cục Đo Lường Việt Nam.

KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG

1. PHÂN BIỆT KIỂM ĐỊNH VÀ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG

1.1 Kiểm Định Thiết Bị Đo Lường?

Kiểm định (Verification) là quá trình xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không. Việc kiểm định phương tiện đo do kiểm định viên đo lường thực hiện thống nhất theo các quy trình kiểm định. Thiết bị đo sau khi kiểm định đạt yêu cầu được dán tem kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và có giá trị pháp lý trong cả nước.

Kiểm định mang tính bắt buộc đối với các phương tiện đo có trong “Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định” theo Thông Tư Số 07/2019/TT-BKHCN  của Bộ Khoa học và Công nghệ.

1.2 Hiệu Chuẩn Thiết Bị Đo Lường?

Hiệu chuẩn (Calibration) là thiết lập mới tương quan giữa đo lường và phương tiện đo (quả cân chuẩn).  Hiệu chuẩn liên quan tới xác định mức độ chính xác, xác định sai số của một phương tiện đo. Thực hiện thông qua việc so sánh trực tiếp phương tiện đo với những chuẩn đo lường đã biết nhằm đưa ra một công thức nhằm giúp người sử dụng xác định được giá trị chính xác của các đại lượng khi được đo lường bằng phương tiện đó.

Sau khi hiệu chuẩn, nếu thiết bị đo lường không đảm bảo yêu cầu đo lường theo các tiêu chuẩn đề ra thì thiết bị cần được sửa chữa, căn chỉnh lại. Công việc này gọi là hiệu chỉnh (Adjustment), nhằm mục đích đưa thiết bị đo hoạt động chính xác trở lại để khi thực hiện tiếp việc hiệu chuẩn sẽ đạt yêu cầu. Trong giấy chứng nhận hiệu chuẩn sẽ ghi rõ giá trị sai số (Error). Nếu lấy ngược dấu, sai số sẽ là số hiệu chính (Correction), là giá trị cộng đại số vào kết quả của phép đo để bù sai số hệ thống.

Hiệu chuẩn thiết bị

Hiệu chuẩn thiết bị

Vậy, Bản chất kỹ thuật của hiệu chuẩn và kiểm định:

  • Giống nhau: đó là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn đo lường để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó.
  • Khác nhau: là kiểm định là bắt buộc theo yêu cầu của pháp lý và phải làm định kỳ theo quy định, trong khi hầu hết công tác hiệu chuẩn là tự nguyện, tùy theo nhu cầu của đơn vị sử dụng và không cố định về thời gian.  

2. CÁC LOẠI THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ HIỆU CHUẨN

Các thiết bị đo cần thực hiện kiểm định hoặc hiệu chuẩn sẽ được nêu rõ trong Thông Tư 23/2013/TT-BKHCN, doanh nghiệp có thể xem thông tư này để biết thêm thông tin. Các loại thiết bị đo cần kiểm định hiệu chuẩn:

  • Thiết bị đo độ dài: Các loại thước
  • Thiết bị đo khối lượng: Các loại cân
  • Thiết bị đo dung tích, lưu lượng: Các loại đồng hồ đo lưu lượng
  • Thiết bị đo áp suất: Các loại đồng hồ áp suất
  • Thiết bị đo nhiệt độ
  • Thiết bị đo hóa lý
  • Thiết bị đo điện, điện từ
  • Thiết bị đo âm thanh, rung động
  • Thiết bị đo quang học

3. VÌ SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ?

  • Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị,
  • Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc,
  • Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. ( Thông Tư Số 07/2019/TT-BKHCN)

4. KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ KHI NÀO? 

  • Kiểm định lần đầu: Kiểm định lần đầu tiên mới được sản xuất, mới nhập khẩu, mới được lắp đặt trước khi đưa cân vào sử dụng.
  • Kiểm định định kỳ: Là các kiểm định tiếp theo kiểm định ban đầu theo chu kỳ quy định.
  • Kiểm định bất thường: Kiểm định cân trong quá trình sử dụng theo yêu cầu cụ thể.

     Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Nhiệt độ như nhiệt độ làm việc bình thường của cân.
  • Ảnh hưởng của tác động bên ngoài (rung động, điện từ trường, điện áp lưới…) không làm sai lệch kết quả kiểm định.

5. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH

Khi tiến hành kiểm định thiết bị đo lường, tổ chức kiểm định thực hiện đúng theo ĐLVN 14:2009 bao gồm các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài:

  • Kiểm tra hồ sơ, nhãn mác của thiết bị
  • Vị trí đóng dấu, dán tem kiểm định.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật:

  • Kiểm tra các chi tiết và lắp ghép,
  • Móng hoặc bệ cân.

Bước 3: Kiểm tra đo lường:

  • Kiểm tra sai số lớn nhất cho phép.
  • Kiểm tra độ nhậy.
  • Kiểm tra độ động.
  • Kiểm tra độ lặp lại.
  • Kiểm tra độ chênh lệch kết quả khi đặt tải lệch tâm.

Bước 4: Xử lí kết quả.

Kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định của quy trình này thì được niêm phong cơ cấu chỉnh và cấp Chứng chỉ kiểm định (Tem kiểm định, Giấy chứng nhận kiểm định,…) theo quy định.

Thời hạn kiểm định

     Chu kỳ kiểm định thông thường từ 1 đến 5 năm.

Trung Tâm Kiểm Định thực hiện hiệu chuẩn, kiểm định đối với các đại lượng đo thuộc lĩnh vực:

  • ĐO LƯỜNG ĐỘ DÀI
  • ĐO LƯỜNG KHỐI LƯỢNG
  • ĐO LƯỜNG ĐIỆN
  • ĐO LƯỜNG NHIỆT
  • ĐO LƯỜNG CƠ
  • ĐO LƯỜNG DUNG TÍCH
  • ĐO LƯỜNG HOÁ LÝ

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và báo chi phí tốt nhất!

Hotline 0902 824 839