KIỂM ĐỊNH PA LĂNG ĐIỆN, PA LĂNG XÍCH

Theo Thông Tư 36/2019 TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm định pa lăng là quy định bắt buộc trước khi đưa vào vận hành. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến Quý bạn đọc về hoạt động kiểm định này.

KIỂM ĐỊNH PA LĂNG ĐIỆN, PA LĂNG XÍCH

1. Kiểm Định Pa Lăng Và Phân Loại Thiết Bị                                             

1.1 Khái niệm Pa lăng và phân loại

Pa lăng là thiết bị dùng để nâng hạ, kéo các vật liệu, thiết bị nặng, có tải trọng lớn một cách đơn giản và nhẹ nhạng hơn, thông qua dây cáp hoặc xích vắt qua các puli như 1 chiếc dòng dọc.

Hiện nay Pa lăng được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất thi công trong xưởng, khai thác mỏ, nông nghiệp, điện lực, xây dựng cũng như việc lắp đặt máy móc, bốc dỡ hàng, nâng hạ hang trong các nhà ga, bến tàu, kho bãi….

Dựa vào nguồn động lực tác dụng vào pa lăng để nâng vật, pa lăng được phân thành 2 loại chính là pa lăng sử dụng điện và pa lăng sử dụng sức người.

    • Pa lăng điện (Electric hoist): Pa lăng xích điện và pa lăng cáp điện
    • Pa lăng tay (Manual hoist): Pa lăng xích kéo tay và pa lăng xích lắc tay

1.2 Kiểm định Pa lăng là gì?

Kiểm định pa lăng là hoạt động đánh giá, kiểm tra theo quy định của Nhà nước về mức độ an toàn của pa lăng, tình trạng kỹ thuật thiết bị  dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi đưa vào sử dụng và vận hành.

Kiểm Định Pa Lăng

2. Lợi Ích Của Việc Kiểm Định Pa Lăng                                                    

  • Là minh chứng cho việc tuân thủ các quy định do nhà nước ban hành yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và những người khác trong phạm vi làm việc của pa lăng,
  • Giúp kịp thời phát hiện các lỗi thiết bị hay rủi ro khi vận hành từ đó tránh hư tổn hàng hóa, thiết bị
  • Hạn chế tai nạn lao động đáng tiếc, giúp người lao động nâng cao năng suất làm việc và tăng cường mức độ tin cậy với doanh nghiệp.
  • Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng căn cứ giải quyết các vấn đề xung đột trách nhiệm hay giải thích cho đơn vị bảo hiểm.

3. Tiêu Chuẩn Kiểm Định An Toàn Pa Lăng                                                  

  • QCVN 7: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng;
  • QTKĐ: 13-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn pa lăng xích kéo tay;
  • QTKĐ: 09-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu (cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, pa lăng điện);
  • TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;
  • TCVN 5207:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung;
  • TCVN 5209:1990, Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện;
  • TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.

4. Thời Hạn Kiểm Định Pa Lăng                                                                  

Kiểm định kỹ thuật an toàn pa lăng cần thực hiện khi:

  • Kiểm định lần đầu: Thực hiện sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng
  • Kiểm định định kỳ: ngay sau khi hết thời hạn kiểm định lần trước. Chu kỳ kiểm định thông thường là
    • 03 năm/lần đối với pa lăng được lắp đặt nơi có mái che
    • 01năm/lần đối với pa lăng được lắp đặt ngoài trời, sử dụng lưu động và có thời gian sử dụng trên 12 năm
  • Kiểm định bất thường: khi có sửa chữa, nâng cấp, cải tạo. Có yêu cầu của đơn vị sử dụng hay cơ quan chức năng có thẩm quyền.

5. Quy Trình Kiểm Định An Toàn Pa Lăng                                                  

Quy trình kiểm định pa lăng được thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

Kiểm định viên phải kiểm tra tính phù hợp các hồ sơ sau:

    • Kiểm tra lý lịch, hồ sơ của Pa lăng
    • Hồ sơ xuất xưởng, chế tạo.
    • Bản vẽ chế tạo, lắp đặt.
    • Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
    • Quy trình vận hành và xử lý sự cố
    • Hồ sơ kiểm định lần trước

Bước 2: Khám xét kỹ thuật

    • Kiểm tra vị trí lắp đặt, xem xét các khoảng cách vận hành an toàn
    • Kiểm tra sự phù hợp giữa hồ sơ kỹ thuật với thực tế (các thông số làm việc, chủng loại …)
    • Xem xét lần l­ượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của pa lăng. Đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết và cơ cấu an toàn (mối hàn, cơ cấu chịu lực, cáp, xích, puli, móc cẩu, phanh …)
    • Đối với pa lăng điện, cần kiểm tra các cơ cấu hạn chế hành trình, hạn chế tải trọng, đo điện trở tiếp đất, điện trở cách điện động cơ.

Bước 3: Thử nghiệm

    • Tiến hành thử không tải các cơ cấu và thiết bị an toàn, cóc hãm và các thiết bị khác.
    • Thử tĩnh ở tải trọng 125% Q(tk) hoặc 125% Q(sd)
    • Thử động ở tải trọng bằng 110% Q(tk) hoặc 110% Q(sd)
  • Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định

Kết quả kiểm định pa lăng (palang) được coi là đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng hoặc các hư­ hỏng khác. Sau đó kiểm đinh viên sẽ tiến hành:

    • Lập biên bản kiểm định theo quy định
    • Dán tem kiểm định và bàn giao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn

Chi phí kiểm định an toàn pa lăng đã được nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo Thông Tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH dựa trên tải trọng làm việc của pa lăng.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn dịch vụ kiểm định pa lăng vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 0902 824 839, email  nhatminh391@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí.