Thực trạng nồi hơi (lò hơi) tại Việt Nam vẫn chưa được kiểm tra chất lượng, kiểm tra định kì trước khi đưa vào sử dụng, an toàn lao động còn quá lỏng lẻo và thiếu chuyên nghiệp. Chính vì vậy có rất nhiều sự cố cháy nổ đáng tiếc do nồi hơi (lò hơi) gây ra, khiến nhiều người lo lắng. Vì thế, theo Thông Tư 36/2019 TT-BLĐTBXH kiểm định nồi hơi hay kiểm định lò hơi là quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp trước khi đưa vào vận hành thiết bị.
Để tìm hiểu chi tiết hơn Trung Tâm Kiểm Định KV2 giới thiệu đến quý bạn đọc về hoạt động kiểm định thiết bị này.
Nội dung
Nồi hơi (hay còn gọi là lò hơi) đều là các thiết bị quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp hiện nay, bằng việc sử dụng nhiên liệu (giấy vụn, than củi, trấu… ) để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho các yêu cầu về nhiệt trong các lĩnh vực công nghiệp như sấy, đun nấu,nhuộm, hơi để chạy tuabin máy phát điện, vv… tùy theo mục đích sử dụng mà người ta tạo ra nguồn hơi và nhiệt độ có áp suất khác nhau theo yêu cầu. Để vận chuyển nguồn năng lượng có nhiệt độ và áp suất cao này người ta dùng các ống chịu nhiệt và áp suất cao, chuyên dùng cho nồi hơi và lò hơi.
Kiểm định nồi hơi (lò hơi) hay kiểm định kỹ thuật an toàn lò hơi là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
Các thiết bị có cùng đặc điểm kỹ thuật an toàn của lò hơi:
Các lò hơi đốt than củi hay lò hơi công nghiệp đều có tình trạng lắng cặn sau một thời gian sử dụng. Theo thời gian, lớp cặn này tích tụ càng dày, dẫn đến tình trạng tắc ống dẫn (điều này tương tự như khi chúng ta đun nước giếng bằng ấm nhôm).
Khi lớp cặn này bám quá dày vào thành lò sẽ khiến cho khả năng dẫn nhiệt của lò kém hơn vì vậy để giúp nước sôi như bình thường chúng ta lại cần một lượng nhiệt lớn hơn từ đó là cho nhiệt độ trong lò hơi quá cao, áp suất tăng mạnh, vách lò hơi không chịu đựng được nhiệt độ quá cao này sẽ làm nguy cơ nổ lò tăng lên vô cùng nguy hiểm.
Kiểm định an toàn nồi hơi nhằm có các lợi ích sau:
Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng.
Tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định an toàn nồi hơi (lò hơi) phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.
Có thể đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.
Quy trình kiểm định lò hơi được quy định bởi Thông Tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, như sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, nhật ký vận hành, bảo trì và sửa chữa
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong nồi hơi
Bước 3: Thử nghiệm áp suất
Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Thời hạn thử không quá 06 năm/1 lần.
Bước 4: Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm
Các cơ cấu bảo vệ an toàn, các thiết bị đo lường gắn trên nồi hơi phải được tháo ra và kiểm định khi kiểm định nồi hơi:
Bước 5: Kiểm tra vận hành nồi hơi
Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị phụ trợ, các cơ cấu an toàn… tiến hành chạy thử ở áp suất làm việc cho phép.
Việc kiểm định kỹ thuật an toàn lò hơi (nồi hơi) được thực hiện khi:
Ngoài ra, lò hơi có thể được kiểm định trong các trường hợp sau:
Chi phí kiểm định lò hơi, nồi hơi đun điện được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại Thông Tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH dựa trên công suất sinh hơi mà đơn vị chế tạo đã công bố.
Chúng tôi là đơn vị kiểm định có đủ giấy phép hoạt động, chứng chỉ và thẩm quyền để thực hiện kiểm định Nồi hơi (lò hơi). Chúng tôi cam kết rằng hoạt động kiểm định được thực hiện bởi các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tâm 0902 824 839.